Thứ sáu, 2024-03-29, 4:14 PMTrang chính | Đăng ký | Đăng nhập

Chuyên mục

Đăng nhập

Thân chào Guest!

Đại cương về dinh dưỡng cho cây thủy sinh _ bài số 1 - Diễn đànĐại cương về dinh dưỡng cho cây thủy sinh _ bài số 1 - Diễn đàn
[ Bài viết mới · Thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn » CHUYÊN MỤC THỦY SINH » Thủy sinh theo cách riêng của Hữu Nguyên » Đại cương về dinh dưỡng cho cây thủy sinh _ bài số 1
Đại cương về dinh dưỡng cho cây thủy sinh _ bài số 1
huunguyenVào lúc: 11:23 AM,Thứ tư, 2008-09-03, | Tin nhắn 1
Admin
Nhóm : Quản Trị
Bài viết: 232
Hiện đang : Offline
Cây thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng khá cầu kỳ hơn những loài thực vật khác nói chung. Tuy nhiên, cũng có 1 số điểm tương đồng với thực vật trên cạn.
Như chúng ta đã biết, nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thực vật trên cạn là N-P-K và các yếu tố vi lượng, cây thủy sinh cũng có nhu cầu tối thiểu để tồn tại là N-P-K với một lưu ý nhỏ là hàm lượng P phải lớn hơn N và K và các yếu tố vi lượng. Ta sẽ tìm hiểu và chia làm 2 phần để dễ hiểu như sau:

• N-P-K: Gọi theo tên thông dụng của nhà nông là Đạm-Lân-Kali. Trong 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản này cần đặc biệt lưu ý đến thành phần Đạm trong dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Có thể hiểu theo cách đơn giản đại đa số các loài thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng như những đứa trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi vậy (ăn thức ăn nhuyễn và mềm như bột và sữa). Còn các loài cây cạn thì ví như người lớn chúng ta (có thể ăn thức ăn ở dạng thô hơn). Như vậy cần phải làm cho chất đạm trong phân bón bị phân rã tối đa trước khi bón cho cây thủy sinh.
Kết luận: sử dụng N-P-K phải có quá trình làm cho nó phân rã hoàn toàn trước khi bón cho cây thủy sinh. Cách làm đơn giản nhất đáp ứng nhu cầu chơi thủy sinh ở quy mô nhỏ (cá nhân tại nhà) là ngâm ủ phân N-P-K trong môi trường yếm khí (không được tiếp xúc với không khí) trước khi sử dụng. Lưu ý tỷ lệ N-P-K phù hợp cho cây thủy sinh phải có hàm lượng P cao hơn 2 nguyên tố còn lại (đọc kỹ hàm lượng trên bao bì khi mua phân N-P-K).
Cách thức: có thể dùng 1 cái xô đựng nước có nắp đậy kín rồi ngâm N-P-K ngập nước trong xô (ngập khoảng 20 cm) rồi đậy thật kín, cứ 10 ngày thực hiện gạn lọc và thay nước 1 lần để loại bỏ những chất gây mùi hôi và không phù hợp với cây thủy sinh (chi tiết về những chất này đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu thêm). Quá trình ngâm ủ này đòi hỏi tối thiểu phải diễn ra trong 2 tháng hoặc đến khi nhận thấy lớp phân NPK đã lắng tụ và phần nước trên bề mặt đã trong.
• Vi lượng: Fe, Mn, Bo, Mo, Zn. Các nguyên tố vi lượng này thiết yếu cho sự hình thành màu sắc cũng như tăng khả năng chống chịu của cây thủy sinh với môi trường. Vi lượng, đặc biệt là Fe sẽ được cây thủy sinh hấp thu tốt trong môi trường có độ pH từ axit đến gần trung tính (từ 5.5 đến khoảng 6.5).
Ngoài những nguyên tố này ra còn có những nguyên tố vi lượng khác (vẫn phù hợp với thực vật cạn) được xem là không phù hợp với môi trường thủy sinh (và cả thực vật thủy sinh) như: Canxi và Magiê. Sự xuất hiện các nguyên tố này trong môi trường thủy sinh sẽ làm cho nước cứng (gây bệnh và làm cho động vật thủy sinh chết hàng loạt), đồng thời độ pH của nước cũng tăng cao quá 7.0 (trung tính).
Kết luận: nhu cầu phân vi lượng của cây thủy sinh cũng như các thực vật trên cạn nhưng hạn chế Canxi và Magiê đến mức tối thiểu.
Cách thức: để bổ sung vi lượng cho cây thủy sinh có thể dùng các loại phân bón cho cây Phong Lan bán rộng rãi ngoài thị trường, cần lưu ý đặc biệt đến hàm lượng Ca và Mg có trong phân bón vi lượng tổng hợp. Nếu không tìm được loại phân bón vi lượng không có Ca và Mg thì phải áp dụng phương pháp lọc lại Ca và Mg để sử dụng bằng cách dùng hạt nhựa Resin (tìm hiểu thêm tài liệu về xử lý nước) có bán tại các cửa hàng chuyên bán những sản phẩm xử lý nước với giá không cao. Khi trộn chung với hỗn hợp phân vi lượng hạt Resin sẽ hấp thu hoàn toàn ion Ca 2+ và Mg 2+ và nhả ra ion Natri và Hidro, sau khi lọc lại hạt nhựa Resin sẽ có hỗn hợp vi lượng phù hợp để sử dụng làm phân nước cho cây thủy sinh.

Dựa theo những hiểu biết cơ bản về dinh dưỡng này các bạn có thể áp dụng để bắt tay vào làm một công thức nền cho riêng mình cũng như xây dựng một cách chơi thủy sinh cho phù hợp.


Được giúp đỡ bạn bè là niềm vui lớn nhất của bản thân...
 
RedStone266Vào lúc: 7:53 AM,Thứ sáu, 2008-09-12, | Tin nhắn 2
Private
Nhóm : Thành Viên
Bài viết: 5
Hiện đang : Offline
hạt nhựa resin có phải hạt màu vàng giống như trứng cá không anh HN.Em có mua và bỏ vào lọc cho mềm nứơc nhưng lại bị đục ngàu.Không biết phải loại đó không và anh nói rõ giùm cách khử Ca 2+ và Mg 2+ như thế nào với phân nước bón Lan, Em đang dùng Phân nứơc loại Vitamin B-1 .
Cảm ơn anh.
 
skyperlandVào lúc: 10:38 PM,Thứ sáu, 2008-09-12, | Tin nhắn 3
Lieutenant
Nhóm : Thành Viên
Bài viết: 51
Hiện đang : Offline
nếu muốn mua Resin thì ra cửa hàng hóa chất nói người ta là hạt trao đổi ion. hạt màu vàng như trứng cá. tái sử dụng bằng cách ngâm trong nước muối. hạt đó rất nhỏ bạn nên mua ống nghiệm trong phòng thí nghiệm về mà xài chứ đừng bỏ dzo lọc....

Terik_pham@yahoo.com
0984.109.781
 
huunguyenVào lúc: 7:32 AM,Thứ tư, 2008-09-17, | Tin nhắn 4
Admin
Nhóm : Quản Trị
Bài viết: 232
Hiện đang : Offline
Ở tất cả các cửa hàng ghi hàng chữ "Xử lý nước" đều có bán hạt này.
Ở nhà anh may mắn có nguồn nước giếng rất mềm nên xài rất ngon.


Được giúp đỡ bạn bè là niềm vui lớn nhất của bản thân...
 
phuocntVào lúc: 8:43 AM,Thứ năm, 2008-09-18, | Tin nhắn 5
Lieutenant
Nhóm : Thành Viên
Bài viết: 72
Hiện đang : Offline
Nghe nói hạt này cũng dùng trong hộp lọc nước thì phải :-)

Cố gắng vì đam mê
 
huunguyenVào lúc: 11:52 AM,Thứ sáu, 2008-09-19, | Tin nhắn 6
Admin
Nhóm : Quản Trị
Bài viết: 232
Hiện đang : Offline
Công nghệ xử lý nước sử dụng hạt Resin với công dụng tương tự như chúng ta dùng nó áp dụng cho thủy sinh vậy. shades thumbup

Được giúp đỡ bạn bè là niềm vui lớn nhất của bản thân...
 
Miu_MiuVào lúc: 6:05 PM,Thứ hai, 2008-11-10, | Tin nhắn 7
Private
Nhóm : Thành Viên
Bài viết: 8
Hiện đang : Offline
Thank's anh !

Miu mới chơi TS, rất mong anh chị giúp đỡ !
 
chuotconVào lúc: 6:54 PM,Thứ hai, 2008-11-10, | Tin nhắn 8
Colonel
Nhóm : Thành Viên
Bài viết: 153
Hiện đang : Offline
cái anh nguyên này suốt ngày ca tụng nước giếng ở khu nhà ổng!!em mà là cục tài nguyên là em "giết "anh quảng cáo kiểu đó dân chơi thủy sinh gần đó đổ xô khoan giếng hết còn gì!! thiệt tình!!! angry

chuột chơi thủy sinh hay thủy sinh chơi chuột!!
 
be_tap_choiVào lúc: 1:40 PM,Thứ bảy, 2011-11-26, | Tin nhắn 9
Private
Nhóm : Thành Viên
Bài viết: 2
Hiện đang : Offline
minh moi tap choi thuy sinh, muon lam 1 cai ho nho 30x20x25. ma cu trong cay la no cu ua roi phan huy tu tu,hix :(. ai co kinh nghiem thi chi minh nha, minh dung nen o thuy moc. Thanks moi nguoi nhiu nhiu.
 
Diễn đàn » CHUYÊN MỤC THỦY SINH » Thủy sinh theo cách riêng của Hữu Nguyên » Đại cương về dinh dưỡng cho cây thủy sinh _ bài số 1
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Copyright MyCorp © 2024 | Site managed by uCoz